fbpx

Ba kích tím là cây chiến lược của huyện Ba Chẽ

Ba kích tím là cây chiến lược của huyện Ba Chẽ

06

Th04

Ba kích tím được xác định là cây chiến lược của huyện Ba Chẽ_huyện miền núi nghèo nhất của tỉnh Quảng Ninh với nhiều khó khăn. Với những nỗ lực lớn, huyện Ba Chẽ đã thu nhiều kết quả nổi bật, quan trọng nhờ định hướng phát triển cây dược liệu. Trong đó cây ba kích tím là cây trồng chủ đạo, cùng trà hoa vàng, nấm lim xanh là những cây dược liệu giúp Ba Chẽ thoát nghèo.

Ba kích tím là hướng đi đúng hướng, tận dụng những lợi thế dù ít ỏi của huyện Ba Chẽ để nỗ lực vượt khó. Có thể nói, lợi thế lớn nhất của huyện chính là đất rừng. Trong phát triển lâm nghiệp, bên cạnh trồng các loại cây gỗ lớn, thì Ba Chẽ tập trung phát triển trồng dược liệu, trong đó có cây ba kích tím, cây dược liệu quý, giá trị kinh tế cao. Ba kích tím còn là loại cây giúp người dân trong huyện thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Cho đến nay, toàn huyện đã trồng được 31,6ha ba kích tím. Ngoài ra, các loại cây trà hoa vàng, tài lệch, nấm lim xanh… cũng đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân Ba Chẽ.

Năm 2019, toàn huyện đã trồng được trên 3.000ha rừng tập trung. Trong đó, đã trồng được 235ha rừng gỗ lớn và 69,8ha rừng phòng hộ; phát triển trồng dược liệu với 117ha. Nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 71,5%. Để chuyển dần từ diện tích trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn và nhân rộng mô hình trồng ba kích theo tiêu chuẩn GACP-WHO.

Báo cáo kết quả nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh”

Báo cáo kết quả nhiệm vụ khoa học

Theo ông Trần Trung Vỹ, qua kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh, nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả theo mục tiêu đề ra. Cụ thể: Tiến hành khảo sát thực tiễn địa bàn nghiên cứu để thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình sản xuất dược liệu, về chuỗi dược liệu trên địa bàn Ba Chẽ. Cùng với khảo sát địa bàn, nhóm đã tiến hành điều tra về tình hình sản xuất dược liệu của một số hộ và doanh nghiệp, HTX, tổ chức quản lý và sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu tại huyện Ba Chẽ.

Theo ông Trần Trung Vỹ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hạ Long, qua kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu đã phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2017, tỉnh Quảng Ninh xác định được bản đồ chuỗi giá trị cho 2/6 sản phẩm dược liệu chủ yếu của tỉnh là cây ba kích tím và cây trà hoa vàng. Đồng thời, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của hai loại dược liệu này bằng mô hình hồi quy, qua đó thấy được yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất và yếu nhất đến quá trình quyết định đầu tư và phát triển dược liệu, giúp các hộ biết được mức độ hiệu quả của hai loại dược liệu này. Phân tích các kênh tiêu thụ dược liệu tại Quảng Ninh; trong chuỗi giá trị sản phẩm dược liệu thuộc chương trình OCOP tỉnh đã hình thành mối liên kết, chia sẻ thông.

Dự án phát triển cây ba kích tím tại huyện Ba Chẽ

Theo thống kê của UBND huyện Ba Chẽ, trong 3 năm (2016-2018) tại địa phương có 113 dự án phát triển kinh tế được hỗ trợ từ chương trình xây dựng NTM với số tiền gần 14 tỷ đồng (hỗ trợ 84 dự án giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị; hỗ trợ thành lập mới 10 HTX, tổ hợp tác; hỗ trợ 1 phương án sản xuất vật tư nông nghiệp – chế phẩm sinh học; hỗ trợ lãi suất, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại cho 18 hộ…); 83 dự án được hỗ trợ từ Chương trình 135, tổng số trên 20,8 tỷ đồng, đầu tư vào các hạng mục chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng trà hoa vàng, ba kích tím…

Năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ xây dựng NTM, huyện tiếp tục triển khai 2 dự án trồng cây gỗ lớn (quy mô 25,5ha); 7 dự án trồng cây trà hoa vàng (37ha); 6 dự án trồng cây ba kích tím (23,3ha); 2 dự án trồng cây cam (4,9ha); 2 dự án chăn nuôi bò (139 con); 3 dự án chăn nuôi gia cầm (3.650 con); 2 dự án nuôi ong mật (769 đàn); tổng kinh phí trên 10,6 tỷ đồng (vốn hỗ trợ trên 6,6 tỷ đồng), hiện đã giải ngân trên 2,9 tỷ đồng. Từ nguồn vốn chương trình 135, huyện triển khai 4 dự án trồng cây trà hoa vàng (4,2ha), 1 dự án trồng cây cam (0,4ha), 3 dự án chăn nuôi trâu (6 con), 2 dự án chăn nuôi bò (5 con), 4 dự án chăn nuôi gia cầm (1.050 con), tổng kinh phí trên 1,4 tỷ đồng (vốn hỗ trợ 757 triệu đồng), hiện đã giải ngân 722,7 triệu đồng.

Chủ tịch UBND huyện Ba Chẽ Nguyễn Minh Sơn đánh giá: Công tác quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ cho các chương trình được huyện sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, giải ngân đạt tỷ lệ cao. Một số dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ba kích bước đầu có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là các dự án trồng cây ba kích tím, chăn nuôi gia súc.

Tuổi trẻ huyện Ba Chẽ hiện có nhiều mô hình phát triển kinh tế với cây ba kích mang lại thu nhập cao

Tuổi trẻ huyện Ba Chẽ hiện có nhiều mô hình phát triển kinh tế với cây ba kích mang lại thu nhập cao

Anh Trần Văn Linh (SN 1988, thôn Khe Nháng, xã Thanh Lâm) đang tất bật làm cỏ, tỉa lá, chăm bón cho vườn cây ăn quả kết hợp trồng dược liệu ba kích tím rộng trên 1,5ha của gia đình. Anh Linh chia sẻ: Tôi nghĩ quê hương Ba Chẽ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế đặc biệt là cây ba kích tím. Vì thế, năm 2019 tôi mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư gần 400 triệu đồng cải tạo đất, san gạt, trồng xen canh 300 gốc bưởi, 600 gốc cam V2, 200 gốc ổi chân châu Đài Loan, trên 1.000 gốc cây ba kích tím. Các loại cây trồng này đều hợp thổ nhưỡng nên phát triển khá tốt, dự kiến năm 2021 cho thu hoạch vụ đầu tiên; ước tính thu nhập từ 150-200 triệu đồng/năm. Để mô hình thực sự mang lại hiệu quả, tôi tiếp tục học hỏi, tìm hiểu các quy trình chăm bón, phát triển cây ba kích và nhu cầu của thị trường.

Thời gian tới huyện ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện có hiệu quả 2 đề án: Trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2025; bảo tồn và phát triển một số dược liệu quý trên địa bàn huyện Ba Chẽ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Đến nay, sản phẩm ba kích tím Ba Chẽ đã xác lập quyền bảo hộ trí tuệ đối với thương hiệu sản phẩm. Nhiều sản phẩm khác như: Nấm linh chi, trà hoa vàng, lá tắm người Dao… đã hoàn thiện thiết kế bộ nhận diện các sản phẩm OCOP mang thương hiệu của huyện. Ba kích tím Ba Chẽ là nguyên liệu đầu vào của rượu ba kích Yên Tử, đặc sản 4 sao OCOP tỉnh Quảng Ninh.

Theo ruoubakich.com.vn

Về trang chủ Rượu ba kích

 

VỀ CHÚNG TÔI

Thang Long Brewery tiền thân là Xí nghiệp bia Thăng Long, được thành lập năm 2001 tại Uông Bí, Quảng Ninh. Công Ty TNHH Đồ Uống Truyền Thống Việt Nam (gọi tắt là VTB) là đại diện thương mại của Thang Long Brewery, được thành lập năm 2017. VTB trực tiếp phân phối các sản phẩm rượu đặc sản OCOP Quốc Gia: rượu mơ Yên Tử, rượu ba kích Yên Tử, rượu mơ Song Lộc, rượu gạo Cuốc Lủi. Tập thể cán bộ Công ty luôn mong muốn mang đến khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm đồ uống truyền thống Việt Nam đạt chuẩn chất lượng Quốc tế, tốt cho sức khỏe, được làm từ nông sản sạch có nguồn gốc rõ ràng, ứng dụng công nghệ chế biến thực phẩm hiện đại, giám sát chất lượng chặt chẽ theo tiêu chuẩn Quốc tế.

Quay lại trang chủ Rượu mơ